Kỹ thuật chăn nuôi gà đang được bà con nông dân quan tâm
rất nhiều, bởi đây là ngành nghề chính tại một số vùng lớn ở nước ta.
Kỹ thuật chăn nuôi Gà Tây theo phương thức bán công nghiệp kết
hợp thả gà tại vườn.
Gà Tây là loại gia cầm nó có nguồn gốc từ châu Mỹ,
hiện nay Gà Tây được nuôi ở rất nhiều nơi trên thế giới. Thịt gà Tây rất thơm
ngon, nhiều nạc, bên cạnh đó tỷ lệ protein cao trên 22%, tỷ lệ mỡ thấp dưới
0,5% nó có ý nghĩa quan trọng trong công nghiệp chế biến và tiêu thụ thịt gà
Tây. Gà Tây còn gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, được nuôi ở hầu khắp
các nước trên thế giới.
1 . Tháng thứ nhất:
Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hoặc nuôi nền.
Mật độ: Tuần thứ nhất và tuần 2: 45-50 con/ m2. Tuần
thứ bà, tư: 20-25 con/m2.
Nhiệt độ úm: Ta có thể úm bằng đèn dầu hoặc đèn điện
nhưng phải đủ nhiệt cho gà đủ ấm. Tuần thứ 1 từ 33 – 35 độ C sau đó giảm dần, mỗi
tuần 3 độ C, đến tuần thứ tư, nhiệt độ bình thường ta không cần úm nữa.
Thức ăn: Yêu cầu về mặt dinh dưỡng: Protein thô là 22%,
năng lượng trao đổi khoảng 2800 - 3000 kcal/kg con. Các bạn nên tập cho gà Tây
ăn thêm thức ăn thô xanh.
Nước uống: Cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho
gà uống tự do, khi nào khát là có thể uống ngay.
Phòng bệnh: Phòng bệnh cho gà Tây bằng vaccin và hóa
dược theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc thú y
2. Tháng thứ 2: Nên nuôi chuồng và tập thả vườn từ từ
để gà không bị Stress. Sau đó tăng dần khẩu phần thức ăn thô xanh lên.
3. Tháng thứ 3: Nuôi thả vườn. Gà Tây có khả năng sử
dụng rất tốt thức ăn thô xanh, cho nên cần cho gà Tây ăn nhiều thức ăn thô
xanh. Nuôi gà Tây thả vườn đúng nghĩa năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
sẽ cao hơn so với các loại gà khác. Tuy nhiên có một hạn chế là thị trường tiêu
thụ thịt gà Tây hãy còn nhiều hạn chế do người Việt Nam chưa quen dùng do vậy
hãy cân nhắc khi nuôi Gà Tây nhé!
Ngoài ra còn có kỹ thuật chăn nuôi gia cầm như Ác, gà Sao, gà
Ta, … Bà con có thể tham khảo trên một số website bên ngoài.
Nội dung khác liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét